Điện mặt trời hòa lưới như thế nào ?

Thảo luận trong 'Thông báo từ BQT' bắt đầu bởi traubavang789, 15/12/20.

  1. traubavang789

    traubavang789 Expired VIP

    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Điện mặt trời hòa lưới (hay điện mặt trời nối lưới) là hệ thống hoạt động lấy năng lượng từ dòng bức xạ của mặt trời, chuyển hóa thành điện năng và nối trực tiếp vào hệ thống lưới điện có sẵn. Mô hình này được chia thành 2 loại: hệ thống có dự trữ và hệ thống không dự trữ. Mô hình này đang được sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình, văn phòng, toàn nhà, nhà xưởng, nhà máy, các trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay và các nhà máy sản xuất điện mặt trời. Ở các hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng, bệnh viện… hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà nên còn được gọi với tên điện mặt trời áp mái.
    >>Đọc thêm: Bộ hòa lưới điện năng lượng mặt trời tại link: https://chienlong.com/bo-hoa-luoi-dien-nang-luong-mat-troi
    Nguyên lý hoạt động thế nào?

    Về cơ bản, hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm: Tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới (inverter), tủ bảo vệ & phân phối DC/AC. Nguyên lý hoạt động như sau:
    – Tấm pin hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra điện 1 chiều
    – Điện 1 chiều (DC) đi qua bộ hòa lưới chuyển thành điện xoay chiều (AC) cùng pha, cùng tần số với điện lưới
    – Dòng điện xoay chiều đi đến tủ điện để cung cấp cho các thiết bị điện.
    – Khi sản lượng điện tạo ra nhiều hơn lượng điện tiêu thụ, điện dư sẽ được đưa lên hòa chung với điện lưới quốc gia.
    Hệ thống này không dự trữ, không cần dùng ắc quy. Với hệ thống dự trữ, sẽ cần thêm ắc quy dự trữ, điện thu được sẽ nạp đầy cho ắc quy rồi tự động chuyển sang chế độ hòa lưới điện. Khi mất điện, hệ thống sẽ hoạt động như một hệ thống độc lập.
    Như vậy, nói một cách dễ hiểu, với hệ thống điện mặt trời hòa lưới:
    Khi công suất tạo ra bằng nhu cầu tiêu thụ: sẽ dùng điện hoàn toàn từ pin mặt trời.
    Khi công suất tạo ra nhỏ hơn nhu cầu tiêu thụ: sẽ lấy thêm điện lưới bù vào. Buổi tối hoặc khi không có nắng, sẽ dùng hoàn toàn từ điện lưới.
    Khi công suất tạo ra lớn hơn nhu cầu tiêu thụ: sẽ vừa dùng vừa phát lên điện lưới (vừa dùng vừa bán).
    Giá của điện mặt trời hòa lưới hiện nay bao nhiêu? Gia đình, nhà xưởng lắp điện mặt trời trên mái nhà và có hòa lưới thì tính giá thế nào?
    Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6/2019:
    – Giá điện mặt trời áp mái được đề xuất mức 8,38 cent/kWh (tương đường 1.940 đồng); áp dụng cho những dự án điện vận hành trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết năm 2020.
    – Giá điện năng lượng mặt trời hòa lưới được đề xuất mức 7,09 cent/kWh (tương đương 1.620 đồng); áp dụng cho những dự án đã và đang triển khai xây dựng trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết năm 2020.
    – Giá điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kWh (tương đương 1.758 đồng).
    Giá này chưa bao gồm thuế VAT và việc điều chỉnh sẽ theo biến động tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ (tỷ giá VND/USD).
    Với các hộ gia đình, nhà xưởng, bệnh viện… (gọi chung là công trình) lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà và có hòa lưới thì được tính theo mức giá điện mặt trời áp mái.
    >>Đọc thêm: Tấm pin năng lượng mặt trời cao cấp nhất tại link web: https://chienlong.com/tam-pin-nang-luong-mat-troi-cao-cap
    Làm thế nào để lắp đặt hệ thống này?

    Để lắp đặt điện mặt trời hòa lưới, bạn nên liên hệ đơn vị thi công, lắp đặt điện mặt trời uy tín, nhiều kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình và có chế độ bảo trì, bảo dưỡng tốt nhất. Vì hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ lên tới 30 năm nên nếu lắp đặt không đảm bảo, chất lượng không tốt, bạn sẽ phải mất thêm chi phí sửa chữa, thay thế. Hơn nữa, người sử dụng điện còn có thể gặp rủi ro nếu việc lắp đặt không đảm bảo kỹ thuật.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này